Phục vụ dưới thời Tào Phi Tào_Chân

Sau khi Tào Tháo qua đời vào tháng 3 năm 220, con trai ông là Tào Phi kế tục chức vị Ngụy vương và Thừa tướng.[13] Tào Phi phong cho Tào Chân làm Trấn Tây tướng quân (鎮西將軍) và ra lệnh cho ông giám sát các hoạt động quân sự ở Ung ChâuLương Châu ở phía tây. Tào Phi cũng thăng cho Tào Chân thành "Đông Hương Hầu" (東鄉侯).[14] Trong thời kỳ Tào Chân cai quản khu vực phía tây, có một người tên Trương Tiến (張進) cầm đầu một cuộc nổi loạn ở Tửu Tuyền, Tào Chân đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình là Phí Diệu dẫn quân đi dẹp loạn. Phí Diệu đã trấn áp cuộc nổi loạn thành công và đồng thời giết được Trương Tiến.[15]

Cuối năm 220, Tào Phi cướp ngôi từ Hán Hiến Đế, kết thúc triều đại Đông Hán và thành lập nhà nước Ngụy với tư cách là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại này.[13] Hai năm sau, Tào Phi triệu Tào Chân đến kinh đô Lạc Dương và phong cho ông làm Thượng quân Đại tướng quân (上軍大將軍), tiếp đó Tào Phi trao cho ông một chiếc rìu và giao toàn bộ binh quyền nước Ngụy cho ông.[16]

Trận Giang Lăng

Bài chi tiết: Trận Giang Lăng (223)

Năm 223, Tào Phi ra lệnh cho Tào Chân, Hạ Hầu Thượng, Trương Cáp và những tướng lĩnh khác dẫn quân Ngụy tấn công Đông Ngô, trong khi đích thân ông đóng quân tại Uyển Thành (宛; nay là Nam Dương, Hà Nam) để tiếp ứng. Quân Ngụy tấn công và bao vây Giang Lăng (江陵; huyện Giang Lăng, Hồ Bắc ngày nay), tướng Ngô là Chu Nhiên dẫn 5.000 binh ra cự địch. Quân Ngụy đã đánh bại quân tiếp viện bên phía Ngô do Tôn Thịnh (孫盛), Phan Chương và Dương Xán (楊粲) chỉ huy khi những người này đem quân đến giúp Chu Nhiên. Tào Chân ra lệnh cho quân sĩ đào đường hầm, đắp đất tạo thành những gò đất nhỏ, đồng thời xây dựng các tháp công thành để binh sĩ có thể bắn tên vào tuyến phòng thủ của Ngô. Quân Ngô tuy bị tấn công dữ dội nhưng vẫn giữ vững được thế trận; không những thế Chu Nhiên còn tận dụng thời cơ để phản công và tiêu diệt hai trại của quân Ngụy. Sau khoảng sáu tháng, quân Ngụy không thể nào chiếm được thành Giang Lăng nên toàn quân đành phải rút lui.[17]

Trong suốt chiến dịch, Tào Chân và Hạ Hầu Thượng đã tiêu diệt được một doanh trại của quân Ngô tại Ngưu Chử (牛渚; phía tây bắc của huyện Đang Đồ, An Huy ngày nay). Sau khi trở về từ chiến dịch, Tào Chân được phong làm Trung quân Đại tướng quân (中軍大將軍) và được bổ nhiệm thêm một chức vụ là Cấp sự trung (給事中).[18]

Bất đồng với Ngô Chất

Năm 224, Tào Phi ra lệnh cho Ngô Chất tổ chức một bữa tiệc tại phủ của mình để ăn mừng việc Tào Chân chiến thắng trở về sau chiến dịch. Theo thánh chỉ của Tào Phi, tất cả các quan từ Thượng tướng quân (上將軍) với "Đặc tiến" (特進) trở xuống đều phải tham dự. Lúc buổi tiệc diễn ra, Ngô Chất lệnh cho những người đóng kịch diễn một hí khúc để chế nhạo ngoại hình của Tào Chân và Chu Thước (朱鑠) (Tào Chân thì béo còn Chu Thước thì gầy). Tào Chân tức giận và ông hét thẳng vào mặt Ngô Chất:

"Mày và đám kẻ ăn người ở của mày muốn kiếm chuyện với huynh đệ bọn tao à?"

Tào HồngVương Trung thậm chí còn khuyến khích Ngô Chất tiếp tục giễu cợt Tào Chân:

"Nếu ngài muốn Tướng quân (Tào Chân) thừa nhận rằng ông ấy béo thì ngài phải chứng minh mình là một người gầy trước đã."

Tào Chân rút kiếm, trừng mắt nhìn họ và nói:

"Ta sẽ giết kẻ nào dám khinh thường ta."

Ngô Chất cũng rút kiếm và buông lời xúc phạm Tào Chân:

"Tào Tử Đan, thân xác mày không phải miếng thịt để người ta xẻ. Tao sẽ nhai thịt và uống máu mày không chút do dự đâu. Đang bữa tiệc mà sao mày dám làm càn đến vậy!?"

Chu Thước thấy vậy liền đứng dậy và tìm cách làm dịu bầu không khí:

"Hoàng thượng đã lệnh cho ngài tổ chức buổi tiệc này để mua vui cho mọi người, giờ ngài lại làm vậy thì coi sao đặng?"

Ngô Chất liền hét vào mặt Chu Thước:

"Chu Thước, sao ngươi dám rời khỏi chỗ ngồi của mình hả?"

Mọi người sau đó trở về chỗ ngồi của mình. Chu Thước cảm thấy bị xúc phạm nhưng không nói gì, ông quay lại chỗ ngồi và dùng kiếm chém xuống đất.[19]